Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự?

0
543
5/5 - (3 bình chọn)

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó toà án có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên toà xem xét, giải quyết vụ án. Thẩm quyền xét xử của toà án thuộc cấp tỉnh, cấp huyện cho những loại tội phạm nào? Mời bạn đọc tham khảo.

Xét xử sơ thẩm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Vụ án hình sự là gì? Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì?

Vụ án hình sự là Vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật hình sự tố tụng.

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó toà án có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên toà xem xét, giải quyết vụ án bằng việc ra bản án quyết định bị cáo hoặc các bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp, cũng như các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc tham khảo Tất tần tật quy định pháp luật về trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Thứ nhất, thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện và toà án quân sự khu vực (Khoản 1 Điều 268 Bộ luận tố tụng hình sự năm 2015)

Toà án nhân dân cấp huyện và toà án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội ít nghiêm trọng trừ một vài tội phạm theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án quân sự cấp quân khu (Khoản 2 Điều 268)

Toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án sau:

(i) Những vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện và toà án quân sự khu vực

(ii) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc có tài sản liên quan đến vụ án ở nước ngoài.

(iii) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp huyện và toà án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thông nhát về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành.

Xem thêm về Những quy định của pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự

Thành viên hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gồm những ai?

Thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một thẩm phán và hai hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hội đồng xét xử sơ thẩm có thể có hai thẩm phán và ba hội thẩm. Đối với vụ án có bị cáo mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là chung thân, từ hình thì hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm.

Nếu người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi thì thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm phải có một hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi. Các thành viên của hội đồng xét xử phải tham gia xét xử vụ án từ khi khai mạc phiên tòa cho đến khi kết thúc. Thẩm phán chủ toạ phiên toà là người điều khiển việc xét xử tại phiên tòa và giữ trật tự phiên tòa.

Trong quá trình xét xử, nếu có thẩm phán hoặc hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử được thi tòa án vẫn có thể xét xử vụ án, nếu có thẩm phán hoặc hội thẩm dự khuyết. Thẩm phán hoặc hội thẩm dự khuyết phải có mặt tại phiên tòa tử đầu thì mới được tham gia xét xử.

Trường hợp hội đồng xét xử có hai thẩm phán mà thẩm phán chủ toạ phiên toà không tiếp tục tham gia xét xử được thì thẩm phán là thành viên của hội đồng xét xử lãm chủ tọa phiên tòa và thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên hội đồng xét xử. Trong trường hợp không có thẩm phán, hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ toạ phiên toà thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. 

Thời hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Khoản 1 Điều 298 đã quy định giới hạn xét xử sơ thẩm của Tòa án về đối tượng và về hành vi được đưa ra xét xử. Chỉ những bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố mới bị Tòa án đưa ra xét xử. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc tại phiên tòa, nếu Tòa án nhận thấy có dấu hiệu bỏ bỏ lọt tội phạm thì Tòa án cũng không được đưa người đó ra xét xử mà chỉ có thể trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung với căn cứ quy định tại điểm c Điều 280 BLTTHS “Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can”.

Ngoài ra, bạn đọc có thể xem thêm một số bài viết liên quan tại Luật Tố tụng

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây