Xét xử phúc thẩm là gì? Các quy định pháp luật về phiên tòa phúc thẩm

0
303
5/5 - (1 bình chọn)

Thông thường một bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị sẽ được tòa án xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Vậy xét xử phúc thẩm là gì? Pháp luật có quy định thế nào về vấn đề trên.

Xét xử phúc thẩm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xét xử phúc thẩm là gì?

Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn một thời hạn nhất định để các đương sự có thể kháng cáo, viện kiểm sát có thể kháng nghị. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án trên được gọi là xét xử phúc thẩm dân sự.

Theo đó, phúc thẩm dân sự là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nhưng trong thời hạn đó bị kháng cáo, kháng nghị.

Vậy xét xử sơ thẩm là gì? Mời bạn đọc xem thêm các quy định về phiên tòa sơ thẩm theo pháp luật hiện hành

Về bản chất, đây là lần xét xử thứ hai đối với một vụ án mà trước đó là thủ tục xét xử sơ thẩm. Việc xét xử theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục những sai lầm có thể có trong những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như các lợi ích công cộng và lợi ích Nhà nước.

Quy định pháp luật về phiên tòa phúc thẩm

Phiên tòa phúc thẩm là gì?

Phiên tòa chính là nơi các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội được tự mình hoặc thông qua người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi nó bị xâm phạm.

Theo đó, phiên tòa phúc thẩm được hiểu là phiên xét xử theo thủ tục phúc thẩm theo quy định pháp luật

Phạm vi xét xử phúc thẩm

Theo quy định, bản án và quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phần nào thì phần đó sẽ chưa được thi hành và tiếp tục bị đưa ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Phần còn lại không bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực và có hiệu lực thi hành. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ thì tòa bộ bản án, quyết định, sơ thẩm sẽ bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm

Theo Điều 293 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án chỉ xem xét lại phần bị kháng cáo, kháng nghị của bản án. Ngoài ra, tòa án cấp phúc thẩm cũng có thể xem xét những phần khác của bản án hoặc quyết định có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Xem thêm về Kháng nghị là gì?

Thời hạn xét xử phúc thẩm

Điều 258 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, trong thời hạn 02 tháng tính từ ngày thụ lý vụ án, Toà án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định:

(i) Tạm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án;

(ii) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án;

(iii) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Riêng đối với các vụ án do trở ngại khách quan  hoặc có tính chất phức tạp thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.

Tiếp đó, trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì được gia hạn việc mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn hai tháng Theo quy định tại Khoản 2 Điều luật trên

Trình tự xét xử vụ án phúc thẩm

Về căn bản, trình tự xét xử vụ án phúc thẩm khá tương đồng với trình tự xét xử vụ án sơ thẩm.

Bước 1: Chuẩn bị khai mạc phiên tòa và thủ tục bắt đầu  phiên tòa phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là gì? Các quy định pháp luật về phiên tòa phúc thẩm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thủ tục chuẩn bị khai mạc phiên tòa và thủ tục bắt đầu  phiên tòa phúc thẩm được áp dụng những quy định tương ứng như trong phiên tòa sơ thẩm, được quy định tại Điều 237, 239, 240, 241, 242 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bước 2: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa

Xét xử phúc thẩm là gì? Các quy định pháp luật về phiên tòa phúc thẩm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Sau giai đoạn chuẩn bị khai mạc phiên tòa và thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, tại phiên tòa nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm và công nhận thỏa thuận của các bên.

Tuy nhiên, nếu các đương sự vẫn giữ nguyên kháng cáo, viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị thì phiên tòa vẫn được tiếp diễn.

Bước 3: Phần trình bày tại phiên tòa của các đương sự

Xét xử phúc thẩm là gì? Các quy định pháp luật về phiên tòa phúc thẩm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Việc trình bày tại phiên tòa được tiến hành như sau:

(i) Trình bày kháng cáo, kháng nghị

(ii) Hỏi những người tham gia tố tụng

(iii) Công bố tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 4: Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là gì? Các quy định pháp luật về phiên tòa phúc thẩm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điều 247 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm. Đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tranh luận theo quy định về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được các bên hỏi tại phiên tòa phúc thẩm.

Sau phần tranh luận và đối đáp, kiểm sát viên phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự của Tòa án ở giai đoạn phúc thẩm. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho tòa để lưu vào hồ sơ vụ án.

Bước 5: Nghị án và tuyên án

Xét xử phúc thẩm là gì? Các quy định pháp luật về phiên tòa phúc thẩm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Việc nghị án, trở lại việc hỏi và ttranh luận, thời gian nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện như thủ tục sơ thẩm.

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm thuộc về tòa nào? Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm những ai?

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm

Căn cứ pháp lý: Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Theo quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp, Việc giải quyết những vụ việc mà bản án, quyết định về vụ việc đó của Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị được tiến hành theo thủ tục phúc thẩm  thuộc về thẩm quyền của  những Tòa án chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, ứng với mỗi loại vụ việc khác nhau sẽ có các tòa chuyên trách khác nhau có thẩm quyền:

(i) Với những vụ việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị được tiến hành theo thủ tục phúc thẩm thì thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

(ii) Với những vụ việc về hôn nhân gia đình bị kháng cáo, kháng nghị được tiến hành theo thủ tục phúc thẩm thì thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án  gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

(iii) Với những vụ việc kinh doanh, thương mại bị kháng cáo, kháng nghị được tiến hành theo thủ tục phúc thẩm thì thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

(iv) Với những vụ việc lao động bị kháng cáo, kháng nghị được tiến hành theo thủ tục phúc thẩm thì thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

Bên cạnh đó, với những bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án dân sự đó khi nó thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mình.

Hội đồng xét xử phúc thẩm

Căn cứ pháp lý: Điều 64 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Theo quy định trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Khi phiên tòa phúc thẩm được xét xử theo thủ tục rút gọn thì Hội đồng xét xử do một Thẩm phán tiến hành.

Để biết thêm về nội dung trên, mời bạn đọc xem thêm các quy định về hội đồng xét xử phúc thẩm

Những trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm 

Theo quy định hiện nay, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Thứ nhất, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế hay cơ quan, tổ chức bị giải thể, phá sản nhưng không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;

Thứ hai, người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 289;

Thứ ba, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị hoặc người kháng cáo rút một phần kháng cáo theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 289;

Thứ tư, một số trường hợp khác theo quy định pháp luật.

Trường hợp Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị hoặc người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trường hợp Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị hoặc người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Theo đó, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày được ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về vấn đề trên và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm – Khoản 3 Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Quyết định đình chỉ trên có hiệu lực thi hành ngay từ khi ra và phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.

Xem thêm về Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Án phí phúc thẩm là bao nhiêu?

Án phí là một khoản chi phí mà đương sự có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi được Tòa án xét xử một vụ án.

Pháp luật quy định mức án phí  có sự khác nhau nhất định đối với từng loại án tuỳ theo cấp xét xử. Mức án phí cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 

Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016-UBTVQH14, mức án phí đối phúc thẩm trong tố tụng dân sự:

(i) Với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao đng là 300.000 đồng;

(ii) Với tranh chấp về kinh doanh, thương mại là 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết liên quan tại Luật tố tụng

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây