Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố tụng. Bởi giai đoạn sẽ xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, chứng cứ liên quan,….Vậy cơ quan nào có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự.

Mục lục bài viết
Điều tra hình sự là gì?
Điều tra hình sự là một trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, khi đó cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng một số biện pháp do luật định để thu thập chứng cứ, xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết ảnh hưởng đến vụ việc, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án của cơ quan có thẩm quyền. Đây là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết một vụ án.
Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra được tiến hành điều tra theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Nếu không có hoạt động điều tra sẽ không có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc truy tố, xét xử vụ án.
Kết quả điều tra là cơ sở để viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước tòa án hoặc quyết định khác để giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, việc điều tra nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
(i) Xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án
(i) Lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố bị can ra tòa án để xét xử hoặc ra quyết định khác để giải quyết vụ án;
(iii) Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Điều tra hình sự cũng là giai đoạn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, kịp thời thu thập thông tin, góp phần ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên, quá trình điều tra rất có thể ảnh hưởng đến các quyền con người, quyền cơ bản của công dân,… đã được ghi nhận, do vậy việc tổ chức điều tra phải thực hiện theo đúng quy trình điều tra vụ án hình sự
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng năm 2015
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự 2015 được quy định tại Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền trong việc điều tra vụ án hình sự bao gồm:
(i) Cơ quan điều tra của Công an nhân dân
Cơ quan này có thẩm quyền điều tra tất cả các tội phạm, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
(ii) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
Cơ quan này có thẩm quyền điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
(iii) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
Các cơ quan này có thẩm quyền điều tra các tội phạm xâm phạm đến hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án hoặc người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
(iii) Cơ quan điều tra
Cơ quan này có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình.

Ngoài các cơ quan có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự thì trong một số trường hợp nhất định thì pháp luật còn cho phép một số cơ quan được tiến hành hoạt động điều tra như: cơ quan Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan Kiểm ngư, các cơ quan khác ngoài Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Bên cạnh đó, việc phân cấp thẩm quyền điều tra vụ án hình sự được tiến hành theo quy định tại Khoản 3 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Hệ thống tổ chức cơ quan điều tra hình sự
Hệ thống cơ quan điều tra hình sự nước ta được quy định tại Điều 4 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015. Theo đó, hệ thống tổ chức cơ quan điều tra bao gồm cơ quan điều tra gồm:
(i) Công an nhân dân.
(ii) Quân đội nhân dân.
(iii) Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo quy định trên, hệ thống cơ quan điều tra hình sự nước ta có ba cơ quan. Trách nhiệm, quyền hạn của những cơ quan này được quy định trong những trường hợp cụ thể tuy nhiên vẫn có sự kết hợp và thống nhất với nhau trong hoạt động điều tra. Bên cạnh đó tại mỗi cơ quan điều tra được tổ chức theo từng cấp điều tra nhất định để tránh sự chồng chéo thẩm quyền và tạo sự linh hoạt trong công tác điều tra vụ án hình sự.
Với nhiệm vụ thu thập chứng cứ, xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết ảnh hưởng đến vụ việc,… đây là cơ quan đầu tiên tiếp cận những thông tin về tội phạm. Hoạt động điều tra này có vai trò quan trọng trong việc giải quyết một vụ án hình sự bởi thông qua đó, cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở thông tin, chứng cứ thu thập được có thể ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.
Ngoài ra, bạn đọc có thể xem thêm một số bài viết liên quan tại Luật Tố tụng
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.