Tái thẩm là gì? Quyết định tái thẩm được quy định như thế nào?

0
469
Đánh giá

Thủ tục tái thẩm xem xét lại vụ án có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự của tòa án và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vậy tái thẩm là gì? Quyết định tái thẩm được quy định như thế nào?

Tái thẩm là gì? Quyết định tái thẩm được quy định như thế nào?
Bài viết được thực hiện bởi Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Tái thẩm là gì?

Trên thực tế, có nhiều trường hợp sau khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực mới phát hiện được những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án nhưng lúc ra bản án, quyết định, các đương sự và tòa án không thể biết được. Điều này dẫn đến bản án, quyết định đã đưa ra trước đó không còn phù hợp với thực tế khách quan của vụ án, làm việc giải quyết không đúng đắn. Theo đó, các quyết định, bản án trên cần có sự xem xét lại.

Khi phát hiện được những tình tiết mới, người có thẩm quyền của tòa án cấp trên, viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Thủ tục xem xét lại trên được gọi là thủ tục tái thẩm

Tái thẩm là việc xem xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà tòa án và các đương sự đã không biết được khi tòa án giải quyết vụ án.

Thủ tục tái thẩm có ý nghĩa quan trọng đối với cả việc giải quyết vụ án dân sự của tòa án và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Việc xem xét lại giúp tòa án khắc phục được những thiếu sót của bản án, quyết định đó mà không phụ thuộc và thời gian nó có hiệu lực thi hành từ bao giờ. Qua đó, đảm bảo cho bản án, quyết định của tòa án có căn cứ và hợp pháp, từ đó đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.

Có thể thấy, thủ tục tái thẩm khá tương đồng với thủ tục giám đốc thẩm bởi chúng đều là sự xem xét lại các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Điều kiện để xét xử tái thẩm theo quy định pháp luật tố tụng

Điều kiện để xét xử theo thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định đó phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, các điều kiện bao gồm:

(i) Có căn cứ cho thấy lời khai của người làm chứng, kết luận định giá tài sản, kết luận giám định, bản dịch thuật,  lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng không đúng sự thật.

(ii) Có tình tiết mà Thẩm phán, Hội thẩm, Điều tra viên, Kiểm sát viên do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

(iii) Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án là không đúng sự thật hoặc bị giả mạo.

(iv) Xuất hiện những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Tái thẩm là gì? Quyết định tái thẩm được quy định như thế nào?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quyết định xét xử tái thẩm là gì? Ai là người có thẩm quyền ra quyết định xét xử tái thẩm? 

Quyết định xét xử tái thẩm là các quyết định được tòa án xem xét và lựa chọn cuối cùng trong quá trình xét xử theo thủ tục tái thẩm.

Theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, việc xét xử do Hội đồng xét xử thực hiện và quyết định. Cũng theo đó, Hội đồng xét xử bao gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

Số lượng thành viên của Hội đồng xét xử có sự khác nhau ở mỗi thủ tục xét xử khác nhau. Tuy nhiên, trong việc ra quyết định, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ngang quyền, thực hiện biểu quyết và quyết định theo đa số.

Nội dung của quyết định xét xử tái thẩm

Khi tiến hành xét lại bản án, quyết định đã chính thức có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tác thẩm, tòa án ra quyết định tái thẩm. Quyết định tái thẩm phải chứa đựng các nội dung dựa theo quy định cụ thể tại Điều 348 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Quyết định tái thẩm sẽ có hiệu lực thi hành ngay.

Nội dung của các quyết định mà Hội đồng xét xử đưa ra có thể bao gồm:

(i) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

(ii) Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại;

(iii) Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết liên quan tại Luật Tố tụng năm 2015

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây