Những vướng mắc trong việc xem xét và thẩm định tại chỗ khi giải quyết các vụ án dân sự

0
530
Đánh giá

Xem xét và thẩm định tại chỗ là biện pháp trong quá trình tố tụng nhằm thu thập tài liệu chứng cứ của Tòa án, chứng minh cho quyền khởi kiện của nguyên đơn. Đây là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng, là căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự.Đây là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng, là căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Về vấn đề chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ

Chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ là một trong những chi phí tố tụng. Tuy nhiên, Mục 2 chương IX Bộ luật tố tụng dân sự về các chi phí tố tụng khác (ngoài án phí, lệ phí Tòa án) chỉ quy định về chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, luật sư mà không có điều nào quy định về chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ và cũng không có điều luật nào quy định rằng chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ không phải một trong những chi phí tố tụng khác và không cho phép Tòa án thu tiền của đương sự để chi cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Vì vậy, việc các Tòa án hiện nay vẫn xác định chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ là chi phí tố tụng khác và thực hiện việc thu, chi liên quan đến hoạt động tố tụng này là không sai. Tuy nhiên, do không có quy định cụ thể về trình tự thủ tục thu, chi, xác định trách nhiệm của các bên đương sự liên quan đến loại chi phí này nên mỗi Tòa án thực hiện một cách khác nhau, trong cùng một Tòa án, mỗi thẩm phán cũng có cách thực hiện khác nhau, thậm chí cùng một Thẩm phán nhưng cũng có những vụ án thực hiện không giống nhau; nhưng nhìn chung, các Tòa án đã áp dụng các nguyên tắc chung của Bộ luật tố tụng dân sự quy định về các chi phí tố tụng khác tại Mục 2 chương IX Bộ luật này trong việc xem xét, thẩm định tại chỗ và thực tế chi phí được vận dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể trên tinh thần tiết kiệm chi.

Thực tế những khoản chi trong việc xem xét, thẩm định tại chỗ thường bao gồm những khoản sau:

  • Chi phí đo vẽ nhà đất: được tính theo giá của cơ quan có chức năng đo vẽ nhà, đất (có hợp đồng, biên lai thu tiền của những cơ quan này nên việc quyết toán khoản này không có gì vướng mắc). Cán bộ thực hiện đo vẽ không được bồi dưỡng, nhưng đối với những vụ án mà việc đo vẽ vất vả như: phải lội bùn, ruộng để đo hoặc phải phạt bờ bụi mới đo được hay phải đi xa, đi lại nhiều lần mới đo vẽ được do đương sự không hợp tác…, một số Thẩm phán đã chi bồi dưỡng cho cán bộ đo vẽ tùy từng trường hợp cụ thể, mức chi khoảng 100.000đ/lượt/người; nhưng cũng có Thẩm phán chỉ chi 50.000đ/lượt/người và chỉ chi trong trường hợp đương sự không hợp tác nên không thực hiện được việc đo vẽ, các trường hợp còn lại không chi;
  • Chi phí cho phương tiện đi lại: nếu địa điểm xem xét, thẩm định ở xa thì cho phí được tính theo giá vận chuyển có biên lai; đối với các địa điểm gần, cán bộ Tòa án và thành viên đo vẽ tự túc phương tiện;
  • Chi phí cho đại diện Uỷ ban nhân dân phường, xã tham gia xem xét thẩm định: mức chi bồi dưỡng được các Tòa án áp dụng khác nhau. Thường là việc xem xét, thẩm định tại chỗ được thực hiện trong một ngày, có Tòa án áp đặt mức chi 50.000đ/người (mặc dù không ít Thẩm phán tại chính đơn vị đó thấy đây là điều bất hợp lý muốn chi thêm nhưng không được vì cơ quan đã thống nhất định mức như vậy), có Tòa án chi 100.000đ/người, cũng có Thẩm phán chi 200.000đ/người vì cho rằng Tòa án rất cần sự hỗ trợ, phối hợp của Uỷ ban nhân dân không chỉ trong hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ, nên cần phải giữ mối quan hệ tốt với cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp địa phương. Mặc dù, đối với phần lớn các vụ án, đại diện Uỷ ban nhân dân có mặt chỉ là thủ tục tố tụng bắt buộc, trên thực tế họ không phải làm gì, nhưng về nguyên tắc, họ đã phải bỏ thời gian tham gia và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng của Tòa án nên cần tính toán việc chi bồi dưỡng cho họ hợp lý. Ngoài ra, có những vụ phải xem xét, thẩm định hơn 1 buổi, địa điểm ở xa, Tòa án phải bố trí ăn trưa cho tất cả những người tham gia xem xét, thẩm định tại chỗ mà không biết lấy kinh phí từ nguồn nào.

Để thống nhất về trình tự, thủ tục thu, chi đối với chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ tạo điều kiện cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ và xác định rõ trách nhiệm của các bên đương sự liên quan đến loại chi phí này, tác giả kiến nghị:

  • Cần phải đưa quy định về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ vào Bộ luật tố tụng dân sự, coi đây là một trong những chi phí tố tụng khác để có căn cứ pháp lý cho việc thực hiện;
  • Trước mắt, Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về loại chi phí này trong đó cần xác định nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí, nghĩa vụ nộp chi phí, mức chi phí, trình tự thủ tục thu chi:
  • Người yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu toàn bộ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ;
  • Các đương sự phải chịu toàn bộ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; việc xem xét, thẩm định tại chỗ cần thiết cho việc giải quyết cho những yêu cầu hay quyền lợi của đương sự nào thì những đương sự đó phải chịu chi phí; mức chi phí cụ thể tùy thuộc vào kết quả giải quyết vụ án trên cơ sở quyết định của Tòa án;
  • Người nào gây cản trở cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí phát sinh do hành vi gây cản trở này; chi phí cho những người tham gia xem xét, thẩm định tại chỗ ngoài đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã phải bao gồm cả thư ký, Thẩm phán.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây