Mô hình Tố tụng hình sự ở Việt Nam ( phần 2)

0
331
5/5 - (2 bình chọn)

Mô hình tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các giai đoạn của tố tụng hình sự

Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành các giai đoạn:

  • Khởi tố vụ án hình sự là giai doạnđầu tiên của tố tụng hình sự trong đó, cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
  • Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, tiến hành thu thập kiểm tra và đánh giá chứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội
  • Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết để truy tố bị can trước tòa bằng bản cáo trạng hoặc ra quyết định tố tụng khác nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự theo quy định của pháp luật

(i) Xét xử

  • Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tức tòa án tiến hành giải quyết và xử lí vụ án bằn việc ra bản án hoặc các quyết định cần thiết khác.
  • Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tức tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm của tòa án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

(ii) Thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hình sự nhằm thực hiện bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

(iii) Thủ tục đặc biệt gồm tái thẩm và giám đốc thẩm, trong đó tòa án xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện cí vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lí vụ án hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.

Các yếu tố này trong tổng thể là xương sống của tố tụng hình sự. Những yếu tố đó hợp thành một hệ thống tố tụng hình sự thống nhất, nhất quán với nhau, trong đó mục đích của tố tụng hình sự là yếu tố quan trọng nhất, chi phối các yếu tố khác. Mục đích nào thì sẽ đặt ra những yêu cầu đòi hỏi như vậy cho các hoạt động tố tụng hình sự, tức là các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Đến lượt chúng, cùng với mục đích, các nguyên tắc của tố tụng hình sự là điểm xuất phát để xác định chức năng, vị trí và các mối quan hệ giữa các chủ thể tố tụng hình sự, phương thức của việc bảo đảm chứng cứ và của quá trình chứng minh trong vụ án hình sự.

Về vị trí và quan hệ của các chủ thể trong Tố tụng hình sự Việt Nam

Những quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về mục đích của Tố tụng hình sự, về các nguyên tắc Tố tụng hình sự, về các chức năng tố tụng cũng như về chứng cứ và chứng minh đã cho thấy rõ về một loại quan hệ mang tính quyết định và phụ thuộc, quyền lực và đối tượng của quyền lực mà không phải là quan hệ bình đẳng và đối trọng trong quan hệ của các chủ thể tố tụng.

Có thể nói rằng, ở giai đoạn nào cũng có những biểu hiện của đặc trưng chủ đạo đó. Tuy nhiên, biểu hiện rõ nhất là ở giai đoạn điều tra. Ước tính như sau: Khoảng 40% bị cáo trước khi bị đưa ra xét xử đã từng bị tạm giam, đa số trong số đó đã bị tạm giữ. Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định là không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Việc tạm giam đó còn có thể được gia hạn tương ứng là một lần không quá một tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, hai lần đối với tội phạm nghiêm trọng theo công thức không quá 2 tháng trong lần thức nhất, không quá 1 tháng trong lần thứ hai, có nghĩa tối đa là 3 tháng; mức độ tương ứng tiếp theo là 3 tháng + 2 tháng = 5 tháng; 3 lần x 4 tháng = 12 tháng. Nói khác đi, trong một khoảng thời gian dài bị cáo đã phải đối diện song phương với Điều tra viên và vì vậy số phận, việc bảo đảm quyền và lợi ích của họ hoàn toàn phụ thuộc vào Điều tra viên, chưa nói đến tính bí mật khép kín của hoạt động điều tra. Giai đoạn được coi là công bằng, công khai nhất là giai đoạn xét xử thì trừ những vụ án phức tạp, có nhiều bị cáo thông thường chỉ diễn ra từ 1 – 2 ngày. Và ở đó thì, như đã nói ở trên, bị cáo và người bào chữa có vị thế hết sức thụ động với vị thế nổi trội của đại diện Viện kiểm sát và của chính Tòa án.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây