Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì khi xác định có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Cụ thể những quy định đó như thế nào mới các bạn tham khảo.

Những quy định chung về khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra. Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền khởi tố tiến hành các hoạt động để xác định dấu hiệu của tội phạm.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì khi xác định có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Quyết định khởi tố vụ án phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố vụ án hình sự và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng. Quyết định khởi tố vụ án hình sự không cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhưng trong thời hạn 24 giờ, quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra, đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm phải được gửi đến Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Toà án được gửi đến Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra; quyết định khởi tố của Viện kiểm sát được gửi đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Những trường hợp nào chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại?
Để đảm bảo quyền lợi cho người bị hại, một số tội do tính chất của hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao, xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tác giả, sáng chế phát minh của người bị hại, nếu không có những tình tiết quan trọng mà chỉ có những tình tiết được quy định theo pháp luật đây là những căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
Đối với những vụ án về những tội phạm nói trên, nếu người bị hại không yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được khởi tố vụ án. Trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Tuy vậy, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án mà không có quyền khởi tố vụ án. Quyền khởi tố vụ án vẫn thuộc về cơ quan có thẩm quyền.
Trong những trường hợp vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, những trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, người bị hại đại diện hợp pháp của họ rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ. Những vụ án người bị hại yêu cầu khởi tố nhưng có căn cứ đình chỉ điều tra theo quy định của pháp luật thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có quyền quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.
Ngoài ra, bạn đọc có thể xem thêm một số bài viết liên quan tại Luật Tố tụng
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.