Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội được Bộ luật hình sự quy định như thế nào? Thực thi trong trường hợp nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề.

Mục lục bài viết
Kê biên tài sản là gì? Kê biên tài sản có phải là biện pháp cưỡng chế không?
Kê biên tài sản là một trong các biện pháp cưỡng chế hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà theo quy định của Bộ luật hình sự có thể bị phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Tòa án, Chấp hành viên tiến hành.
Quy định pháp luật về kê biên tài sản trong tố tụng hình sự
Kê biên tài sản áp dụng khi nào?
Việc kê biên chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định tiến hành kê biên.Chấp hành viên chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
Lưu ý: việc kê biên tài sản phải đảm bảo sự có mặt của đương sự hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện chính quyền cấp xã và người láng giềng chứng kiến.
Yêu cầu: Biên bản kê biên phải được lập theo mẫu quy định thống nhất, đọc công khai và có đủ chữ ký của Chấp hành viên, đương sự hoặc đại diện đương sự và người chứng kiến. Khiếu nại của đương sự được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và người tiến hành kê biên. Biên bản kê biên được lập thành ba bản, một bản được giao ngay cho đương sự sau khi kê biên xong, một bản được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản được đưa vào hồ sơ vụ án.
Cơ quan nào có thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản?
Về chủ thể có thẩm quyền thực hiện thủ tục tiến hành việc kê biên được quy định như sau:
Thứ nhất, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
Thứ hai, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;
Thứ ba, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên chủ tọa phiên tòa;
Thứ tư, Trưởng công an, Phó Trưởng công an cấp huyện; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên;
Thứ năm, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân.
Thứ sáu, Chấp hành viên có quyền kê biên của người phải thi hành án để thi hành án
Có thể bạn quan tâm về Phong tỏa tài khoản ngân hàng
Những yêu cầu khi tiến hành kê biên tài sản
Khi tiến hành kê biên phải được thực hiện đúng những yêu cầu được quy định theo pháp luật như sau:
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, đọc cho những người có mặt nghe, bao gồm:
Một là, bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;
Hai là, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
Ba là, người chứng kiến, những người này phải cùng ký tên vào biên bản.
Bốn là, Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị kê biên sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
Những trường hợp nào không được tiến hành kê biên tài sản?
Theo quy định của pháp luật hiện hành một số tài sản nhất định không được kê biên vì lý do từ bản chất nhân đạo của pháp luật, xã hội, bao gồm:
Thứ nhất, Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
Thứ hai,Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân
Thứ ba, Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Xem thêm về áp giải và dẫn giải
Có hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản được không?
Biện pháp kê biên tài sản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
Một là, Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
Hai là, Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
Ba là, Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
Bốn là, Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết liên quan tại Luật tố tụng
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.