Trong hôn nhân thì ly hôn là điều mà không một ai mong muốn nó sẽ xảy ra với gia đình nhỏ của mình. Tuy nhiên khi những bất đồng và mâu thuẫn khiến các cặp vợ chồng buộc phải tan vỡ thì làm sao để được công nhận thuận tình ly hôn, hãy cùng tìm hiểu thông qua tài liệu bài viết này cung cấp nhé!

Mục lục bài viết
Thế nào là thuận tình ly hôn? Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là gì?
Thế nào là thuận tình ly hôn?
Thuận tình ly hôn hiểu theo cách đơn giản thì đó là khi vợ, chồng cùng đồng ý đưa ra yêu cầu ly hôn và cả hai đều đã có thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ về cấp dưỡng, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhau thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn (hoặc có thể thỏa thuận đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).
Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là gì?
Dựa trên sự nguyện thực sự của vợ chồng là điều kiện để Tòa án xem xét, công nhận việc ly hôn đồng thuận. Do đó, Tòa án sẽ đồng ý yêu cầu cho vợ chồng thuận tình ly hôn nếu có đủ yếu tố như:
- Vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn và ký vào đơn ly hôn.
- Vợ chồng thỏa thuận được người nuôi con, mức cấp dưỡng cho con (thỏa thuận này phải đảm bảo được quyền lợi cho cả 2 bên và cho con)
- Vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về vấn đề phân chia tài sản (hoặc chưa thỏa thuận được nhưng không yêu cầu tòa án giải quyết tài sản).
Lưu ý: Trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận được vấn đề tài sản và có mong muốn Tòa án công nhận thì có thể viết vào đơn để đề nghị Tòa án xem xét, công nhận sự thỏa thuận này.
Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cần có những nội dung gì
Về nguyên tắc, mẫu đơn thuận tình ly hôn có thể viết tay, đánh máy hoặc mua tại tòa án nhưng phải có đầy đủ các nội dung thông tin cần thiết để tòa án có thể dựa trên đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đưa ra những quyết định cho phù hợp cho các cặp vợ chồng, cụ thể:
(i) Đầu tiên đơn yêu cầu thuận tình ly hôn phải có đầy đủ phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn khởi kiện về việc thuận tình ly hôn;
(ii) Ngày – tháng – năm thực hiện đơn ly hôn;
(iii) Kính gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn;
(iv) Thông tin cá nhân của vợ, chồng yêu cầu ly hôn, ví dụ như: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email..v..v…
(v) Ghi rõ nguyên nhân của việc vợ chồng dẫn đến hôn nhân để tòa thuận tiện trong việc giải quyết;
(vi) Nội dung yêu cầu Toà công nhận giải quyết thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn gồm những nội dung về quan hệ hôn nhân; vấn đề con cái; tài sản; công nợ (nếu có)
(vii) Kính đề nghị Toà xem xét giải quyết;
(viii) Cuối cùng vợ, chồng cần kiểm tra lại thông tin trên đơn, ký và ghi rõ họ tên vào đơn xin ly hôn thuận tình.
Mời bạn đọc xem thêm thông tin chi tiết về Đơn công nhận thuận tình ly hôn để có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề!
Cơ quan có thẩm quyền nào tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn?
Hiện nay để thuận lợi cho những cặp vợ chồng có nhu cầu thuận tình ly hôn thì pháp luật đã quy định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu đó là Tòa án cấp huyện – nơi một trong các bên thuận tình ly hôn đang sinh sống, thỏa thuận nuôi con chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền để giải quyết yêu cầu này.
Ví dụ: Do có những sự bất đồng trong cuộc sống hôn nhân mà anh D và chị H đã quyết định “đường ai người đấy đi”, trong quá trình hôn nhân, anh chị có một con chung là bé A – 3 tuổi và tài sản là một căn nhà chung cư. Trước khi đi đến quyết định ly hôn, vợ chồng anh D, chị H trên tinh thần tự nguyện đã thỏa thuận với nhau, sau khi ly hôn cháu A sẽ sống chung với mẹ, anh D mỗi tháng sẽ có nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng cho cháu số tiền 2.500.000đ/tháng và căn nhà sẽ được chia đôi. Như vậy, anh D và chị H đã đủ điều kiện để thực hiện việc thuận tình ly hôn.
Để tìm hiểu thêm về thủ tục giải quyết việc dân sự 2015, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết tại đây!
Thủ tục hòa giải trước khi công nhận thuận tình ly hôn
Khi vợ chồng tự nguyện ly hôn thì hòa giải trước khi công nhận thuận tình ly hôn sẽ là một quy trình bắt buộc tại Tòa án.
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định, tiếp theo đó Tòa án gửi thông báo phiên hòa giải cho các đương sự, thông báo thời gian – địa điểm – nội dung tiến hành các vấn đề hòa giải.
- Tham gia phiên tòa gồm có: Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải; Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải; Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; Người phiên dịch (nếu đương sự không biết tiếng Việt).
- Trình tự tiến hành phiên hòa giải:
+ Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải khai mạc phiên hòa giải sẽ giới thiệu họ, tên người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia phiên hòa giải (nếu có).
+ Thư ký Toà án báo cáo với Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và lý do vắng mặt. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và kiểm tra căn cước/chứng minh thư của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập – giấy báo của Toà án.
+ Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phổ biến đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng
+ Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải để thẩm phán sẽ xác định vấn đề các bên đã thống nhất hoặc chưa thống nhất và yêu cầu các bên trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ
+ Thẩm phán kết luận lại vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.
- Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi nhận vào biên bản hòa giải với đầy đủ các nội dung, chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt, của thư ký Toà án ghi biên bản, của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải theo quy định.
Chi phí khi nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì khi hai vợ chồng đều thuận tình ly hôn và hai vợ chồng đều không có tranh chấp gì thì mức án phí phải nộp sẽ là 300.000 đồng.
Xem thêm những thông tin liên quan tại luật tố tụng dân sự 2015
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.