Điều tra vụ án hình sự – Các quy định chung quan trọng cần biết

0
608
Đánh giá

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố tụng. Bởi ở giai đoạn này, cơ quan điều tra sẽ thu thập chứng cứ, xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phục vụ cho việc giải quyết vụ án.

Điều tra vụ án hình sự
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điều tra là gì? Điều tra hình sự là gì? 

Điều tra

Theo từ điển Tiếng Việt, điều tra được hiểu là một hoạt động có mục đích nhằm tìm kiếm, khám phá sự thật khách quan của con người

Điều tra hình sự

Điều tra là một trong các giai đoạn tố tụng hình sự, khi đó cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng một số biện pháp do luật định để thu thập chứng cứ, xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Đây là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết một vụ án.

Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra được tiến hành điều tra theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Nếu không có hoạt động điều tra sẽ không có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc truy tố, xét xử vụ án.

Kết quả điều tra là cơ sở để viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước tòa án hoặc quyết định khác để giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, việc điều tra nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:

(i) Xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án

(i) Lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố bị can ra tòa án để xét xử hoặc ra quyết định khác để giải quyết vụ án;

(iii) Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Điều tra hình sự cũng là giai đoạn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, kịp thời thu thập thông tin, góp phần ngăn ngừa tội phạm.

Quá trình điều tra rất có thể ảnh hưởng đến các quyền con người, quyền cơ bản của công dân,… đã được Hiến pháp thừa nhận, do vậy việc tổ chức điều tra vụ án hình sự phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc, quy định của pháp luật.

Nguyên tắc điều tra hình sự

Các nguyên tắc điều tra hình sự được quy định tại Điều 3 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015. Theo dó, việc điều tra phải đảm bảo theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật

Hiến pháp là đạo luật gốc đề ra những nguyên tắc, quy định cơ bản, làm nền tẳng, tư tưởng chủ đạo cho các quy định pháp luật khác, do vậy nên việc thực hiện các hoạt động của cơ quan điều tra cũng không ngoại lệ, đòi hỏi phải đồng nhất và tuân thủ theo quy định của hiến pháp và các luật có liên quan.

Thứ hai, đảm bảo các việc quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015:

(i) Đảm bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả;

(ii) Sự phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ;

(iii) Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, toàn diện, đầy đủ, khách quan, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Thứ ba, Cơ quan tiến hành hoạt động điều tra thuộc cấp dưới phải chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan điều tra cấp trên; các cá nhân thực hiện việc điều tra phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Thứ tư, chỉ những chủ thể có thẩm quyền quy định trong Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.

Điều tra vụ án hình sự - Các quy định chung quan trọng cần biết
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự

Khởi tố bị can, hỏi cung bị can

Căn cứ pháp lý: từ Điều 179 đến Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Khởi tố bị can là hoạt động điều tra do cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi có đủ chứng cứ xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội.

Để ra quyết định về việc khởi tố bị can, cơ quan có thẩm quyền phải có đủ chứng cứ, cơ sở xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, làm rõ đó là tội phạm gì, quy định ở điều khoản nào của Bộ luật Hình sự, xác định rõ lý lịch, nhân thân của người đã thực hiện hành vi phạm tội.

Hỏi cung bị can là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can.

Để hỏi cung bị can đạt kết quả, người tiến hành hỏi cung phải nghiên cứu kĩ hồ sơ để nắm  nội dung vụ án, nhân thân bị can, qua đó lập kế hoạch cho việc hỏi cung. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan, tránh các hành vi vi phạm từ phía cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, việc hỏi cung tại nơi giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Lấy lời khai của người tham gia tố tụng khác; đối chất và nhận dạng, nhận biết giọng nói

Những người tham gia tố tụng khác có thể bao gồm: người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

Theo đó, lấy lời khai của các đối tượng trên là hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ do những người trên đưa ra nhằm giải quyết vụ án. Để việc lấy lời khai đạt kết quả, điều tra viên phải nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhân thân người lấy lời khai và lập kết hoạch lấy lời khai.

Đối chất là hoạt động điều tra có thể được tiến hành khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để xác định sự thật khách quan.

Biện pháp đối chất chỉ được tiến hành khi lời khai của những người tham gia tố tụng sự mâu thuẫn nhau và mặc dù đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng các bên vẫn chưa có sự thống . Đối tượng của đối chất có thể là người bị tạm giữ, bị can, bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng.

Biện pháp nhận dạng được quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, đây là hoạt động điều tra bằng cách đưa người, vật hoặc ảnh cho người làm chứng, bị hại hoặc bị can xác nhận người, vật hoặc ảnh đó.

Nhận biết giọng nói là biện pháp điều tra được quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đây là hoạt động điều tra được tiến hành khi cần xác định người qua giọng nói của họ.

Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật

Khám xét là việc chủ  có thẩm quyền điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết tội phạm, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám xét chỉ được tiến hành khi có các căn cứ quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Dữ liệu điện tử là một trong những nguồn chứng cứ được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận tại điều 87. Dữ liệu này có thể được thu giưc từ phương tiên điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. Do đó cần được thu giữ kịp thời, đầy đủ. Bên cạnh đó, thư tín, điện tín, bưu phẩm có liên quan đến vụ việc cũng cần đượ thu giữ theo quy định.

Khám nghiệm hiện trường, khám nghiêm tử thi, xém xét dấu hiệu trên thân thể, thực nghiệm điều tra

Khám nghiệm hiện trường được quy định tại Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đây là hoạt động điều tra trực tiếp tại nơi phát hiện hoặc xảy ra tội phạm để phát hiện các dấu vết của hành vi phạm tội, thu giữ chứng cứ, đồ vật, tài liệu,… có liên quan và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

Khám nghiệm tử thi là việc chủ thể có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm trên tử thi.

Điều tra vụ án hình sự - Các quy định chung quan trọng cần biết
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy trình điều tra vụ án hình sự diễn ra như thế nào?

Các bước điều tra vụ án hình sự được tiến hành như sau:

Sau quyết định khởi tố vụ án, trong vòng 24h, Cơ quan điều tra  phải gửi quyết định trên cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát xem xét và phê chuẩn. Sau đó, Viện kiểm sát phải ra Quyết định về việc phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của cơ quyền điều tra hoặc yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu trong thời hạn 03 ngày tính từ ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định khởi tố bị can.

Trường hợp trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện vụ việc có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 229 hay Điều 230 Bộ luật hình sự năm 2015 thì Cơ quan điều tra ra Quyết định về việc tạm đình chỉ điều tra hoặc Quyết định đình chỉ việc điều tra. Cơ quan điều tra chỉ được ra quyết định phục hồi điều tra nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phát hiện có căn cứ để hủy bỏ các quyết định trên.

Khi việc điều tra kết thúc, Cơ quan điều tra phải ra một trong các quyết định sau:

(i) Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố;

(ii) Bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra.

Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định trên, cơ quan điều tra phải gửi quyết định điều tra cho Viện kiểm sát để tiếp tục hoạt động tố tụng.

Có thể bạn quan tâm về Đình chỉ điều tra vụ án

Những câu hỏi thường gặp về điều tra vụ án hình sự 

Khi nào cơ quan điều ra phải ra bản kết luận điều tra vụ án hình sự? 

Căn cứ pháp lý: Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Bản kết luận điều tra là văn bản ghi nhận lại những diễn biến chính của vụ án, các biện pháp điều tra mà cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng và những chứng cứ đã thu thập được, quan điểm xử lý tiếp tục đối với vụ án do Cơ quan điều tra lập khi kết thúc giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Việc kết thúc điều tra vụ án hình sự được quy định tại Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra khi kết thúc điều tra – Khoản 1 Điều 232.

Bên cạnh đó, khi kết thúc giai đoạn điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ án phải cho viện kiểm sát để cơ quan này tiếp tục tiến hành nghiên cứu hồ sơ.

Thời gian điều tra vụ án hình sự?

Căn cứ pháp lý: Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, thời hạn điều tra vụ án hình sự được tính kể từ khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án đến khi kết thúc điều tra. Trừ những vụ án có tính chất phức tạp thì có thể đề nghị gia hạn điều tra. Cụ thể:

(i) Với tội phạm ít nghiêm trọng, thời hạn điều tra vụ án hình sự là không quá 02 tháng. Việc gia hạn được tiến hành một lần nhưng không quá 02 tháng.

(ii) Với tội phạm nghiêm trọng, thời hạn điều tra vụ án hình sự là không quá 03 tháng. Việc gia hạn được tiến hành lần đầu không quá 03 tháng, lần thứ hai không quá 02 tháng.

(iii) Với tội phạm rất nghiêm trọng, thời hạn điều tra vụ án hình sự là không quá 04 tháng. Việc gia hạn được tiến hành 2 lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

(iv) Với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn điều tra vụ án hình sự là không quá 04 tháng. Việc gia hạn được tiến hành lần đầu không quá 04 tháng, lần thứ hai không quá 02 tháng.

Ngoài ra, bạn đọc có thể xem thêm một số bài viết liên quan tại Luật Tố tụng

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây